Buổi tọa đàm trực tuyến giữa Liên minh 10 Hiệp hội các ngành hàng được tổ chức ngày 28/5 dưới sự chủ trì của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam. Trong buổi làm việc, các Hiệp hội đồng nhất ý kiến đề xuất lên Chính phủ về kế hoạch sớm tiêm chủng vacxin ngừa Covid 19 cho người lao động.
Buổi tọa đàm trực tuyến giữa Liên minh 10 Hiệp hội các ngành hàng được tổ chức ngày 28/5 dưới sự chủ trì của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam. Trong buổi làm việc, các hiệp hội đồng nhất ý kiến đề xuất lên Chính phủ về kế hoạch sớm tiêm chủng vacxin ngừa Covid 19 cho người lao động.
Trước diễn biến dịch bệnh Covid tấn công vào các khu công nghiệp, gây nên những thiệt hại cho việc cung ứng hàng hóa và duy trì sản xuất kinh doanh, ông Nguyễn Hồng Uy – Đại diện ban tổ chức đã đề xuất phương án phân chia các đối tượng cần tiêm ở 3 mức độ ưu tiên:
- Ưu tiên 1 (đỏ): Khu công nghiệp lớn, doanh nghiệp (DN) sản xuất – kinh doanh hàng thiết yếu có trên 500 công nhân, ở tại các vùng có nguy cơ cao hoặc trung bình
- Ưu tiên 2 (vàng): Khu công nghiệp lớn – DN lớn ở nơi nguy cơ thấp, khu công nghiệp nhỏ và vừa – DN cỡ trung ở vùng nguy cơ trung bình; các DN nhỏ lẻ, hộ gia đình ở vùng có nguy cơ cao
- Ưu tiên 3 (xám): Các đối tượng còn lại.
Việc phân chia đối tượng tiêm chủng như vậy dựa vào nguyên tắc quản lý rủi ro, giúp cho việc phòng chống dịch bệnh tối đa nhưng vẫn duy trì được nền kinh tế tăng trưởng dương.
Bộ Y tế đã nỗ lực đàm phán với các bên, đến nay đã dự tính cung ứng 110 triệu liều vacxin trong năm 2021, đủ tiêm cho khoảng 55 triệu người. Tuy nhiên, số lượng này có thể chưa đủ. Chính phủ cho phép các doanh nghiệp tìm mua thêm các nguồn vacxin nếu có thể để đạt được mục tiêu tiêm chủng toàn dân. Ngoài ra, do những hạn chế trong ngân sách nhà nước, ngoài những lao động có thu nhập thấp được tiêm miễn phí, Chính phủ cho phép xã hội hóa để tiêm vacxin tính phí đối với các đối tượng có thu nhập cao, các tập đoàn lớn, các DN có vốn đầu tư nước ngoài tự nguyện trả phí để tiêm vacxin cho nhân viên.
Tại buổi làm việc trực tuyến, hầu hết các đại diện ngành hàng có mặt đều ủng hộ sẵn sàng tham gia mua và tiêm vacxin cho người lao động. Điển hình ngành dệt may chịu nhiều thiệt hại trong đại dịch khi dây chuyền sản xuất có nguy cơ ngừng hoạt động, lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ, một số doanh nghiệp lớn ngành dệt may có khả năng tài chính và sẽ vận động xin tài trợ từ các tổ chức nước ngoài để mua và tiêm vacxin cho người lao động.
Bên cạnh đó, đại diện các Hiệp hội ngành hàng khác như da giày, điện tử, công nghiệp hỗ trợ,…đều bày tỏ doanh nghiệp mong muốn cùng đồng hành và hỗ trợ Chính phủ trong việc tìm kiếm và tiếp cận đưa nguồn vacxin về Việt Nam một cách nhanh nhất.
Nguồn: Vsi.gov.vn
IDC xin thông báo: Hiện tại website đang trong quá trình cập nhật nội dung cũng như hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật nên có nhiều thiếu sót. Vì vậy, quý đọc giả, doanh nghiệp và báo chí nếu có góp ý hãy liên hệ cho quản trị Website : Ông Lê Xuân Thọ - Chánh Văn phòng (Hotline: 0948020812)