Tỉnh Bắc Ninh phát triển các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ thế mạnh dựa trên nhu cầu phát triển của địa phương, phù hợp với yêu cầu, định hướng phát triển công nghiệp của Bắc Ninh đến năm 2030, trở thành thành phố có nền công nghiệp hiện đại, công nghệ cao và định hướng đến năm 2045 là thành phố công nghệ cao, thông minh.
Trong tình hình hiện nay, công nghiệp hỗ trợ có vai trò rất quan trọng cho ngành công nghiệp không chỉ trong quy mô của tỉnh Bắc Ninh mà có quy mô trên toàn quốc. Không chỉ nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo chiều rộng và chiều sâu, công nghiệp hỗ trợ còn góp phần đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư lớn trên thế giới tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cao cho người lao động. Cùng với đó, ngành công nghiệp hỗ trợ của Bắc Ninh đã được các cấp chú trọng hơn trong những năm gần đây, đặc biệt 3 lĩnh vực là điện – điện tử, cơ khí chế tạo và công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm phát triển khá vững mạnh với khoảng 500 doanh nghiệp.
Với mục tiêu đến năm 2025, Bắc Ninh sẽ có khoảng 800 doanh nghiệp trong lĩnh vực CNHT, trong đó 70% doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu từ các chuỗi sản xuất toàn cầu về quản trị doanh nghiệp và quản trị sản xuất. Các cấp chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã nỗ lực không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới như: Samsung, Toyota, LG…. Nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư được tỉnh triển khai mang lại hiệu quả cao như: Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; đổi mới trong công tác xúc tiến đầu tư, hướng tới phát triển các chuỗi dự án, các lĩnh vực mũi nhọn; đẩy mạnh hợp tác với các Bộ, ngành Trung ương, đại sứ quán các nước tổ chức các sự kiện ngoại giao, các hoạt động đối ngoại, tăng cường hợp tác giao lưu kinh tế… Bên cạnh đó, tỉnh đã chủ động trong hoạt động kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho khách hàng trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút các nhà đầu tư FDI vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ như: Chủ động về quỹ đất, tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông tại các khu công nghiệp cụm công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng khi các doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực đất đai, hạ tầng điện nước, thông tin liên lạc, ưu đãi thuế, tiếp cận vốn, đào tạo và tuyển dụng lao động.
IDC xin thông báo: Hiện tại website đang trong quá trình cập nhật nội dung cũng như hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật nên có nhiều thiếu sót. Vì vậy, quý đọc giả, doanh nghiệp và báo chí nếu có góp ý hãy liên hệ cho quản trị Website : Ông Lê Xuân Thọ - Chánh Văn phòng (Hotline: 0948020812)