Dịch bệnh đã làm thay đổi nhiều mặt của đời sống kinh tế – xã hội, thói quen tiêu dùng của người dân, từ đó gây ra nhiều khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp.
Khó khăn chồng chất khó khăn trước diễn biến dịch bệnh
Chi phí phát sinh phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn có những khó khăn về nguồn cung, chi phí sản xuất tăng cao,…
Ngoài ra, chi phí vận chuyển hàng hóa quốc tế cũng tăng cao như điểm hình như giá cước container và vận chuyển bằng tàu biển tăng gấp 3-4 lần, thậm chí con số tăng lên gấp 7-8 lần so với thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt cũng trở thành một trong những thách thức rất lớn với doanh nghiệp xuất cũng như nhập khẩu.
Hạn chế lưu thông, giãn cách xã hội, vận chuyển hàng hóa của các địa phương không thống nhất cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện, từ đó làm đứt gãy chuỗi cung ứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các ngành nghề yêu cầu lao động có tay nghề, chuyên môn nhất định như cơ khí, điện tử… gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn lao động khi phục hồi sản xuất sau dịch bệnh. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cũng phản ánh về các chính sách hỗ trợ của nhà nước về vấn đề tín dụng, thuế, an sinh xã hội cho người lao động vẫn còn khó được tiếp cận.
Một số ngành hàng bị nhiều địa phương đánh giá không phải là hàng hóa thiết yếu cũng đã gây ra nhiều khó khăn trong việc cung cấp hàng hóa thiết yếu phục vụ tiêu dùng.
Giải pháp khắc phục
Để giải quyết những trở ngại cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT Việt Nam cần chú trọng triển khai một số giải pháp khắc phục sau:
Thứ nhất, xây dựng các chính sách, chương trình phát triển CNHT riêng, đầu tư các nguồn lực trên địa bàn, gắn với việc tuyên truyền tại các địa phương.
Thứ hai, để tạo cơ hội hình thành và phát triển chuỗi giá trị trong nước, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp đa quốc gia, các công ty sản xuất, lắp ráp trong nước và nước ngoài cần thu hút đầu tư và thúc đẩy kết nối kinh doanh;
Thứ ba, để đảm bảo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp hỗ trợ cần xây dựng, hoàn thiện và triển khai hiệu quả, đồng bộ các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Thứ tư, thực hiện chính sách ưu đãi về lãi suất đối với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo. Đặc biệt, ưu tiên phát triển khi vay vốn ngắn hạn tại tổ chức tín dụng; Nhà nước thực hiện cấp bù chênh lệch lãi suất đối với các khoản vay trung và dài hạn của các doanh nghiệp để thực hiện dự án sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển bằng nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.
IDC xin thông báo: Hiện tại website đang trong quá trình cập nhật nội dung cũng như hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật nên có nhiều thiếu sót. Vì vậy, quý đọc giả, doanh nghiệp và báo chí nếu có góp ý hãy liên hệ cho quản trị Website : Ông Lê Xuân Thọ - Chánh Văn phòng (Hotline: 0948020812)