Với những chính sách hiện hành, Hà Nội vẫn đang nỗ lực đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành CNHT thông qua việc nâng cao năng lực của DN sản xuất; thu hút đầu tư nhằm cải thiện chất lượng nền kinh tế, phát triển bền vững và tránh bẫy thu nhập trung bình.
Hà Nội có khoảng 900 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, tập trung vào 3 lĩnh vực chủ yếu: Sản xuất linh kiện điện – điện tử, lắp ráp ô tô và cơ khí chế tạo; phục vụ ngành dệt may, da giày; phục vụ công nghiệp công nghệ cao. Thực tế thống kê, có khoảng 300 doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Những giá trị sản xuất thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 16% giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Có nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi số, liên kết với các đối tác đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc nhằm hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất và năng lực thiết bị cho DN; tìm kiếm những khoản vốn vay ưu đãi để mua sắm máy móc, thiết bị, đầu tư dự án nhà máy mới, tăng cường sản xuất đón đầu nhu cầu thị trường mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn.
Tập trung hướng tới các giải pháp dài hạn
Về giải pháp hỗ trợ: Thành phố đã hỗ trợ 150 triệu đồng/đơn vị tham gia hội chợ quốc tế, tổ chức hội chợ chuyên đề hằng năm kết nối các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước với đối tác Hàn Quốc, Nhật Bản,…cũng đã hỗ trợ tối đa tới 50% chi phí đầu tư cho dự án đổi mới công nghệ. Trong thời gian sắp tới, lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội hy vọng Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ Hà Nội về kỹ thuật và nguồn lực để hình thành nên một hệ sinh thái công nghiệp bền vững và phát triển hơn trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ quan tâm, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nói riêng, các doanh nghiệp sản xuất nói chung phát triển. Trước tình hình dịch Covid-19 gây nhiều khó khăn với doanh nghiệp trong nước nhưng cũng đã thúc đẩy việc dịch chuyển các nhà máy sản xuất về khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động đổi mới công nghệ, tìm hiểu yêu cầu của đối tác và đầu ra cho sản phẩm để đáp ứng nhu cầu phát triển, cộng đồng doanh nghiệp cũng cần nhanh chóng đón cơ hội, quảng bá sản phẩm, kết nối kinh doanh.
Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp như các tập đoàn: Sunhouse, Sơn Hà, Á Châu,… ban đầu chỉ tham gia chuỗi sản xuất quốc tế từ đó tích lũy công nghệ, tài chính, kết hợp nhu cầu thị trường để sáng tạo ra sản phẩm, tạo thương hiệu mang tầm quốc tế. Vậy nên, các doanh nghiệp cần phải tự lớn lên, dựa vào vào công nghệ hiện có của mình, dựa vào kiến thức học hỏi từ những nhà đầu tư nước ngoài, tự tạo ra một sản phẩm hoặc liên kết tạo ra nhóm sản phẩm hoàn thiện.
IDC xin thông báo: Hiện tại website đang trong quá trình cập nhật nội dung cũng như hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật nên có nhiều thiếu sót. Vì vậy, quý đọc giả, doanh nghiệp và báo chí nếu có góp ý hãy liên hệ cho quản trị Website : Ông Lê Xuân Thọ - Chánh Văn phòng (Hotline: 0948020812)