Việt Nam hiện nay là quốc gia xuất khẩu về da giày hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hóa đối với ngành da giầy đang thấp. Cần phát huy hơn nữa thế mạnh của ngành hướng tới nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.
Trong khoảng những năm gần đây, công nghiệp hỗ trợ ngành da giày đã phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn với đà tăng trưởng khá tích cực. Dưới tác động của đại dịch Covid 19, nhiều doanh nghiệp nói chung phải giảm sản lượng. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Công Thương, từ cuối tháng 9 đến hết tháng 11/2021, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng, trong trạng thái “bình thường mới”, kim ngạch xuất khẩu ngành da giày đạt 17,5 tỷ USD. Cùng với đó, việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương và việc kiểm soát tốt dịch bệnh được dự báo sẽ mang lại ưu thế lớn giúp doanh nghiệp Việt Nam trong việc đón nhận được nhiều đơn hàng dịch chuyển từ nhiều quốc gia khác, góp phần đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu da giày năm 2021 đạt 20 tỷ USD. Tỷ lệ nội địa hóa ngành da giày ở mức khoảng 40% vào vài năm trước nay đã nâng lên mức 55%. Đặc biệt, tỷ lệ nội địa hóa đã tăng mạnh ở những mặt hàng giày xuất khẩu chủ lực, điển hình như giày vải Việt Nam khi gần 90% nguyên phụ liệu đã được chủ động, tỷ lệ nội địa hóa cũng ở mức 70-80%, nhiều nhất là giày thể thao đối, đặc biệt là những mặt hàng giày xuất khẩu sang thị trường Châu Âu. Vì đó, ngành da giày Việt Nam có lợi thế lớn trong việc tận dụng ưu đãi thuế quan, vượt qua hàng rào về quy tắc và nguồn gốc xuất xứ.
Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, đến năm 2025, doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa, chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp; năm 2030 đáp ứng 70% nhu cầu nội địa, chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp.
Bên cạnh những chính sách vĩ mô nhằm tạo điều kiện cho ngành phát triển, Hiệp hội và các doanh nghiệp cần chủ động trong việc đề ra một số nhóm giải pháp trước mắt và lâu dài để phối hợp thực hiện đồng bộ, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững.
IDC xin thông báo: Hiện tại website đang trong quá trình cập nhật nội dung cũng như hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật nên có nhiều thiếu sót. Vì vậy, quý đọc giả, doanh nghiệp và báo chí nếu có góp ý hãy liên hệ cho quản trị Website : Ông Lê Xuân Thọ - Chánh Văn phòng (Hotline: 0948020812)