Việt Nam đang vấp phải không ít thách thức như công nghiệp điện tử mới dừng ở mức độ gia công, doanh nghiệp điện tử trong nước chưa đóng góp nhiều trong chuỗi cung ứng hàng điện tử… song nước ta vẫn là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trong ngành Công nghiệp điện tử.
Thực trạng chung của ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam
Trong thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có rất nhiều cơ hội để thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực từ các ngành Công nghiệp điện tử trong khu vực. Điển hình như: lợi thế là dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi và nằm trong khu vực có nền công nghiệp phát triển nhanh và năng động, đặc biệt là đối với ngành Công nghiệp điện tử, đa dạng tài nguyên khoáng sản,…Từ những lợi thế kể trên Việt Nam hoàn toàn có thể tự tin để trở thành nhà cung ứng nguyên vật liệu, hóa chất cho ngành Công nghiệp điện tử của các nước dưới hình thức khai thác nguyên liệu thô, thành phẩm hoặc bán thành phẩm với giá rẻ.
Những cơ hội tiềm năng cho ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam
Thứ nhất, Thống kê cho thấy, doanh số xuất khẩu mặt hàng công nghệ như: máy tính, điện thoại, điện tử đầu tư lý tưởng của các tập đoàn lớn về công nghệ thông tin thế giới. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Hiệp định Thương mại tự do cũng đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho các DN Công nghiệp điện tử phát huy nhiều tiềm năng nhằm đưa các sản phẩm vươn ra khu vực và thế giới.
Thứ hai, với một thị trường rộng lớn, nền kinh tế liên tục tăng trưởng khả quan, cùng với hệ thống chính trị ổn định, Việt Nam ngày càng trở thành điểm thu hút đầu tư lý tưởng của các tập đoàn lớn về công nghệ thông tin trên thế giới.
Thứ ba, cơ hội đưa Việt Nam trở thành công xưởng lớn thứ hai của thế giới là rất lớn khi một loạt tập đoàn điện tử, viễn thông lớn tuyên bố rút lui khỏi thị trường Trung Quốc, chuyển sang khu vực Đông Nam Á. Sự quan tâm và tăng cường đầu tư của ba quốc gia hàng đầu về công nghệ thông tin là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ tạo đà kéo theo nhiều nhà đầu tư khác tham gia vào công cuộc phát triển của Việt Nam…
Chuyển đổi số của ngành công nghiệp điện tử hạn chế và thách thức.
Thực tế cho thấy ngành công nghiệp điện tử Việt Nam vẫn đang phụ thuộc phần lớn vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và dừng ở giai đoạn đầu trong chuỗi sản xuất sản phẩm điện tử. Mặc dù được đánh giá là ngành công nghiệp có nhiều điểm sáng tích cực, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và đóng vai trò lớn trong xuất khẩu.
Theo phân tích, trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19, phần lớn các giao dịch đã phải chuyển sang hình thức online, việc đi lại bị hạn chế thì chuyển đổi số là việc làm không thể thiếu đối với các doanh nghiệp công nghiệp điện tử. Đặc biệt với những khách hàng mới, doanh nghiệp rút ngắn được rất nhiều thời gian kể từ khi gửi báo giá đến khi kiểm toán, đánh giá năng lực và đặt hàng qua mạng.
Thực tế cho thấy hiện trạng chuyển đổi số ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện còn chậm, với những hạn chế nhất định của ngành công nghiệp điện tử cùng những khó khăn thách thức trong chuyển đổi số đang là những rào cản hiện hữu đối với sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử thời gian tới. Nguyên nhân phải kể tới là do doanh nghiệp trong nước chưa thật sự tin về lợi ích kinh tế, cũng như thiếu thông tin và kỹ năng chuyển đổi số. Do vậy, ngành công nghiệp điện tử phải có sự nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh về nhân lực, công nghệ, quản trị sản xuất để lớn mạnh trong chính chuỗi cung ứng đã tham gia.
IDC xin thông báo: Hiện tại website đang trong quá trình cập nhật nội dung cũng như hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật nên có nhiều thiếu sót. Vì vậy, quý đọc giả, doanh nghiệp và báo chí nếu có góp ý hãy liên hệ cho quản trị Website : Ông Lê Xuân Thọ - Chánh Văn phòng (Hotline: 0948020812)