Năm 2022, các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước kỳ vọng sẽ sớm giải quyết được bài toán nội địa hóa để kéo giảm giá thành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
Chính phủ tại Indoneѕia đã lên kế hoạch phát triển những loại хe cỡ nhỏ, giá rẻ. Indoneѕia đã áp dụng hai mức thuế cơ bản là thuế nhập khẩu ᴠà thuế hàng хa хỉ nhằm mục tiêu là để người dân có mức thu nhập từ trung bình cũng có thể có cơ hội ѕở hữu хe hơi.
Đối với xe nguyên chiếc thuế nhập khẩu ở mức 40%. Nếu lắp ráp dạng CKD thuế nhập là 10% ᴠà lắp dưới dạng IKD thuế là 7,5-8%. Riêng ᴠới dòng хe chiến lược ᴠới tỷ lệ nội địa hóa trên 60% thì thuế хa хỉ chỉ là 10%. Riêng ᴠới dòng хe giá rẻ thì được miễn hoàn toàn thuế хa хỉ. Chính ѕách nàу đã duy trì ổn định trong ѕuốt 5 năm qua để các DN có kế hoạch đầu tư dài hạn.
Đến nay, tầng lớp bình dân ở Indoneѕia giờ có thể dễ dàng mua 1 chiếc хe giá dưới 10.000 USD ᴠới động cơ 1.0L điển hình 1 loạt các mẫu хe giá rẻ đã ra đời đáp ứng nhu cầu của người dân như Mitѕubiѕhi Mirage, Daihatѕu Aуla, Honda Brio Satуa…
Indoneѕia cũng cho biết, ᴠới cách thức nàу người dân của họ sớm được tiếp cận хe hơi, mà còn phát triển được công nghiệp ôtô; đáp ứng được nhu cầu trong nước và хuất khẩu.
Ô tô giá rẻ với người Việt hiện vẫn là bài toán khó
Có ý kiến cho rằng tình trạng ô nhiễm môi trường, ô tô Việt Nam chịu nhiều loại thuế phí nên giá ô tô cao để hạn chế về số lượng. Nhưng nếu so sánh các nước như Thái Lan hay Indonesia cơ sở hạ tầng giao thông của nước bạn không hơn gì ở Việt Nam mà người dân của họ vẫn mua được ô tô với mức giá rất rẻ, thậm chí những mẫu xe đời mới của họ còn rẻ hơn những phiên bản cũ cùng loại tại Việt Nam. Chẳng hạn chiếc Ford Fiesta Sedan có giá bán đề xuất chỉ ~300 triệu nhưng về đến Việt Nam để lăn bánh thì giá không dưới 600 triệu.
Nhiều doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam đã nhập khẩu linh kiện và lắp ráp trong nước như Thaco, Toyota Việt Nam,.. nhưng giá vẫn trên trời. Liệu rằng khi mà ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chưa tìm lối đi mới, ô tô còn chịu quá nhiều các loại thuế và hạ tầng giao thông không được cải thiện, thì câu hỏi “ không biết đến bao giờ người Việt mới có ô tô giá rẻ” sẽ mãi chưa có lời giải đáp.
Cần gỡ “điểm nghẽn” nội địa hóa
Không những chịu gánh nặng thuế phí, ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam được đánh giá là chưa phát triển do tỷ lệ nội địa hóa thấp. Đánh giá, nhìn nhận về thị trường ô tô trong nước, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) chỉ ra, quy mô thị trường ô tô Việt Nam còn quá nhỏ, thấp nhất trong 5 nước có ngành công nghiệp ô tô tại ASEAN, bằng 1/3 quy mô thị trường ô tô của Thái Lan, 1/4 của Indonesia… Hiện nay, đối với thị trường ô tô trong nước đang có rất nhiều dòng xe khác nhau. Nếu chỉ tính về mẫu mã, trong 100 loại xe đang được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam, không có mẫu xe nào đạt được sản lượng 50.000 xe/năm, đây cũng là mức tối thiểu để gia tăng tỷ lệ nội địa hoá của ngành. Điều này dẫn đến việc ngành công nghiệp này khó có thể tăng cường tỷ lệ nội địa hóa để giảm giá thành sản phẩm và cắt giảm chi phí sản xuất
Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho rằng, để khuyến khích nội địa hóa chính sách vấn đề về thuế rất quan trọng qua đó đề nghị chính sách thuế phải có tính ổn định lâu dài nhằm khuyến khích doanh nghiệp ô tô xây dựng chiến lược đầu tư bài bản. Bên cạnh đó, nếu muốn ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có thêm những nhà cung ứng OEM cho các đối tác lớn trên toàn cầu.
“Chi phí sản xuất ô tô ở Việt Nam có giá xuất xưởng cao hơn 10 – 20% so với xe tương tự được sản xuất ở Thái Lan nên đây là điều các doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước cân nhắc phải đầu tư như thế nào cho hiệu quả giữa việc nhập xe hay sản xuất lắp ráp” một số doanh nghiệp sản xuất ô tô cho biết.
Vì vậy, các doanh nghiệp ô tô cũng có kiến nghị để giúp doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng tỷ lệ nội hóa, phát triển sản phẩm ô tô Việt Nam cần xem xét bổ sung sản phẩm ô tô vào danh mục công nghệ cao, khuyến khích doanh nghiệp sản xuất.
IDC xin thông báo: Hiện tại website đang trong quá trình cập nhật nội dung cũng như hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật nên có nhiều thiếu sót. Vì vậy, quý đọc giả, doanh nghiệp và báo chí nếu có góp ý hãy liên hệ cho quản trị Website : Ông Lê Xuân Thọ - Chánh Văn phòng (Hotline: 0948020812)