Vĩnh Phúc với thế mạnh là tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp lớn, là một trong những trung tâm sản xuất ô tô, xe máy của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Chính vì vậy, tỉnh đã coi phát triển công nghiệp hỗ trợ là hướng đi quan trọng nhằm tạo nền tảng vững chắc cho các ngành công nghiệp của tỉnh phát triển bền vữn
Tính đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 240 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ hoặc có liên quan đến công nghiệp hỗ trợ, tập trung vào các nhóm ngành chủ yếu như công nghiệp cơ khí; ôtô, xe máy; dệt may; điện tử, tin học; vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, với hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư đồng bộ, thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, tiềm năng sử dụng, cung ứng các sản phẩm hỗ trợ cùng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của tỉnh thì sự phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa đạt như kì vọng. Đặc biệt, số doanh nghiệp nội địa tham gia vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ rất ít, nếu có chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng đơn giản, khả năng cạnh tranh thấp, rất khó tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ tại địa phương phát triển bền vững, những năm qua tỉnh Vĩnh Phúc đã có những hỗ trợ linh hoạt về mặt chính sách theo từng thời kỳ, phù hợp với chiến lược phát triển công nghiệp của cả nước để các doanh nghiệp có cơ hội tham gia sâu vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Tỉnh cũng đặt mục tiêu công nghiệp hỗ trợ của tỉnh sẽ trở thành ngành công nghiệp phát triển hiện đại, phấn đấu đến năm 2030, công nghiệp hỗ trợ sẽ là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới. Để đạt được hiệu quả mục tiều này, Vĩnh Phúc đã và đang triển khai nhiều hoạt động mời gọi đầu tư, thực hiện nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích và thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư như: Nghị quyết số 57/2016 của HĐND tỉnh về một số biện pháp đặc thù thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Quyết định số 39/2017 của UBND tỉnh quy định về hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT thuộc danh mục ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Quyết định số 23/2019 của UBND tỉnh về ban hành quy chế quản lý và sử dụng kinh phí phát triển CNHT tỉnh Vĩnh Phúc…
Với việc thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ linh hoạt từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, sẽ góp phần giúp Vĩnh Phúc chủ động tìm kiếm và tận dụng được các cơ hội để phát triển, từng bước đặt chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu và ngày càng lớn mạnh, góp phần hoàn thành tốt mục tiêu Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.
IDC xin thông báo: Hiện tại website đang trong quá trình cập nhật nội dung cũng như hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật nên có nhiều thiếu sót. Vì vậy, quý đọc giả, doanh nghiệp và báo chí nếu có góp ý hãy liên hệ cho quản trị Website : Ông Lê Xuân Thọ - Chánh Văn phòng (Hotline: 0948020812)