Số lượng các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực Công nghiệp ô tô và CNHT cho ngành công nghiệp ô tô đã gia tăng liên tục.
Những dấu hiệu tích cực của tỉ lệ nội địa hóa
Ngành công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam bắt đầu hình thành và phát triển cách đây 20 năm nhưng tỷ lệ nội địa hóa trong lĩnh vực này đã xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực. Năm 2020 sản lượng xe hơi được sản xuất tại Việt Nam trong 2 năm trở lại đây tăng rất nhanh. Đặc biệt, thị trường trong nước có thể vượt qua Philippines cả về số lượng sản xuất lẫn bán hàng.
Theo số liệu từ Cục Đăng kiểm Việt Nam hiện nay, Việt Nam hiện đang có trên 40 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp và sản xuất ô tô, sản lượng xe hơi được sản xuất và lắp ráp tăng từ 287.586 xe lên 323.892 xe. Cũng trong 3 năm gần đây, một số chủng loại xe tải nhẹ dưới 7 tấn, xe khách trên 25 chỗ và xe chuyên dụng đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao.
Ngành sản xuất ô tô nội địa cũng đã có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển chung của nước nhà như: Đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, thúc đẩy quá trình phổ cập xe hơi, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính điều này đã thúc đẩy các lĩnh sản xuất hỗ trợ khác phát triển và kéo theo đó là sự gia tăng nội địa hóa cho các ngành công nghiệp khác.
Các đề xuất và giải pháp giúp thúc đẩy xuất khẩu xe hơi ra thế giới
Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các đề xuất giải pháp sau:
+ Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp: Nhà nước tiếp tục hỗ trợ cho công nghiệp sản xuất ô tô bằng các chính sách hỗ trợ về thuế đối với các doanh nghiệp sản xuất có tỉ lệ nội địa hóa lớn.
+ Doanh nghiệp tiếp tục đầu tư bài bản, quy mô lớn: Hoàn toàn có điều kiện để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa khi thị trường ô tô Việt Nam đang tăng trưởng nhanh, vì vậy phải hướng tới xuất khẩu, tối đa hóa chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh.
+ Hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp để cùng hướng đến những thị trường lớn hơn: Các dịch vụ chăm sóc khách hàng, hậu mãi, xử lý hàng lỗi cũng cần nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà cung cấp Việt Nam. Các nhà cung cấp Việt Nam hiện nay đa số vẫn đang tập trung theo các mục tiêu ngắn hạn, tức là tập trung đáp ứng các hợp đồng ngắn hạn, ít chú trọng vào việc xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài. Điều này làm tăng đáng kể sức hấp dẫn của các nhà cung cấp phụ tùng Việt Nam so với các thương hiệu quốc tế.
+ Tập trung phát triển xuất khẩu theo từng thị trường riêng biệt: Khuyến khích gia tăng tỉ lệ nội địa hóa nhằm đáp ứng tiêu chí hàm lượng khu vực để hưởng thuế suất 0% theo Hiệp định ATIGA trong khu vực ASEAN đồng thời nghiên cứu đặc điểm các thị trường có tiềm năng, xây dựng các dự án xuất khẩu khả thi, tập trung phát triển sản phẩm xuất khẩu theo yêu cầu riêng biệt tại từng thị trường.
Vì vậy, khi cơ hội mới mở ra, xe ô tô nguyên chiếc mang thương hiệu Việt ra thế giới rất cần các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa từ phía nhà nước, ngành công nghiệp ô tô trong nước có thể xuất khẩu linh kiện giá trị gia tăng cao, có như vậy mới hưởng được thuế suất ưu đãi và có thể cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
IDC xin thông báo: Hiện tại website đang trong quá trình cập nhật nội dung cũng như hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật nên có nhiều thiếu sót. Vì vậy, quý đọc giả, doanh nghiệp và báo chí nếu có góp ý hãy liên hệ cho quản trị Website : Ông Lê Xuân Thọ - Chánh Văn phòng (Hotline: 0948020812)