Áp dụng mô hình sản xuất tinh gọn trong Ngành Dệt May Việt Nam

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam đã áp dụng các giải pháp quản lí tinh gọn Lean Manufacturing (LEAN) nhằm loại bỏ lãng phí, nâng cao năng suất chất lượng với mục đích đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn khắc nghiệt của thị trường.

Tiêu biểu công ty cổ phần may Nam Hà là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu của ngành dệt may Việt Nam, đã triển khai áp dụng thành công nhiều mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, trong đó phải kể đến giải pháp quản lý tinh gọn LEAN.

Việc ứng dụng giải pháp quản lý tinh gọn LEAN trong sản xuất mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Dệt may
Việc ứng dụng giải pháp quản lý tinh gọn LEAN trong sản xuất mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Dệt may

Nhờ đầu tư phần mềm quản lý trong dây chuyền sản xuất, thay đổi trách nhiệm rải chuyền, sử dụng bố cục để sắp xếp chuyền tối ưu,… thời gian chuyển đổi mã hàng đã thay đổi rõ rệt từ 8 giờ xuống chỉ còn 4 giờ tức giảm 50% so với ban đầu. Tỷ lệ chuyền của hệ thống chuyền treo thông minh cũng được thay đổi từ 40% lên 80% sau khi thiết bị được bố trí lại theo dạng dòng chảy, công ty còn tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho người lao động. Cùng với việc xây dựng quy trình cải tiến năng suất chuyền may, sản xuất thực tế của công ty cổ phần may Nam Hà đã tăng từ 70% lên 85% so với kế hoạch đặt ra và góp phần tăng năng suất lao động lên 30%.

Ông Đoàn Tiến Dũng – Giám đốc công ty cho biết: “Chúng tôi tham gia Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” với sự tư vấn của Viện Năng suất Việt Nam và các chuyên gia của Tổ chức Năng suất châu Á. Có thể nói, mỗi công cụ có vai trò và vị trí nhất định đối với từng doanh nghiệp. Ngay bản thân trong mỗi doanh nghiệp, mỗi bộ phận khi sử dụng các công cụ đó đều đem lại những kết quả khác nhau. Kết quả mà chúng tôi đạt được thực sự tuyệt vời. Năm 2009, năng suất lao động bình quân chúng tôi đạt được chưa đầy 200 USD/người/tháng. Đến năm 2019, chúng tôi đã đạt được 666 USD/người/tháng, tăng gấp 3,5 lần”.

LEAN: Giải pháp áp dụng trong quản lý sản xuất là gì?

Thuật ngữ “Lean manufacturing” hay LEAN ần đầu xuất hiện năm 1990, sản xuất tinh gọn được phát triển từ Hệ thống sản xuất của Toyota (Toyota Production System – TPS) LEAN là tên gọi cho hệ phương pháp sản xuất tinh gọn ứng dụng liên tục để cải tiến các quy trình kinh doanh. Các cấp độ khác nhau bao gồm: lean manufacturing (sản xuất tinh giản), lean enterprise (doanh nghiệp tinh gọn) và lean thinking (tư duy tinh gọn).

Theo tinh thần trên, Lean tập trung vào việc nhận diện và loại bỏ các hoạt động không tạo thêm giá trị (Non Value-Added) cho khách hàng nhưng lại làm tăng chi phí trong chuỗi các hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ của một tổ chức.

Lean Manufacturing, còn gọi là Lean Production, là một hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả những lãng phí trong quá trình sản xuất. Lợi ích chính của hệ thống này là giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng, và rút ngắn thời gian sản xuất.

BQT Trung tâm IDC

IDC xin thông báo: Hiện tại website đang trong quá trình cập nhật nội dung cũng như hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật nên có nhiều thiếu sót. Vì vậy, quý đọc giả, doanh nghiệp và báo chí nếu có góp ý hãy liên hệ cho quản trị Website : Ông Lê Xuân Thọ - Chánh Văn phòng (Hotline: 0948020812)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *