Trước tình hình giá thép không ngừng tăng, để không ảnh hưởng đến doanh nghiệp xây dựng và người dân, Phó Thủ tướng Lê Minh Khải đã yêu cầu Bộ Công Thương đưa ra biện pháp thúc đẩy, tăng sản xuất để đáp ứng nhu cầu thép thành phẩm trong nước.
Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2021, giá thép tại Việt Nam liên tục tăng cao. Tại thị trường miền Bắc, theo công ty Thép Hòa Phát cho biết, do giá phôi thép, nguyên vật liệu đầu vào tăng nên giá thép cây và thép cuộn xây dựng ở mức 16,19-16,38 triệu đồng/tấn. Hai loại thép cuộn D6, D8 CB240 và D10 CB300 của thép Việt Đức đều ở mức 16,14 triệu và 16,02 triệu đồng/tấn. Giá 2 sản phẩm thép cuộn CB240 và thép cây D10 CB300 của Công ty Gang thép Thái Nguyên đứng ở mức 16,8 triệu đồng và 16,24 triệu đồng/tấn. Còn thép cuộn CB240 của thép Việt Ý đang có giá 16,04 triệu đồng/tấn, thép D10 CB300 là 15,99 triệu đồng/tấn.
Tại thị trường miền Nam, giá thép cuộn D6, D8 CB240 của Hòa Phát, Tungho được các doanh nghiệp báo giá ở mức 17 triệu đồng/tấn. Vina Kyeoi và thép miền Nam lần lượt là 17,2 và 17,3 triệu đồng/tấn. Thép cây vằn D12 CB400 trong khoảng 16,2-16,5 triệu đồng/tấn.
Việc giá thép tăng 40-50% so với năm ngoái đã khiến nhiều doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng gặp khó khăn. Ngày 27/5/2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và các doanh nghiệp đã có cuộc họp nhằm trao đổi, nắm bắt tình hình thị trường, lắng nghe ý kiến và tìm ra một số giải pháp nhằm hạ nhiệt giá thép trong nước, trong đó có ý tưởng hình thành quỹ bình ổn giá thép.
Liên quan đến đề xuất lập Quỹ bình ổn giá thép tại cuộc họp với các doanh nghiệp, tại buổi họp báo Chính phủ chiều 3/6/2021, đại diện Bộ Công Thương, ông Đỗ Thắng Hải cho biết “đề xuất này không phải là ý kiến chính thức của Bộ Công Thương”. Trong văn bản gửi Chính phủ ngày 20/5, Bộ Công Thương đã nêu một số giải pháp để hạ nhiệt thị trường nhưng “không có kiến nghị lập Quỹ bình ổn”.
Thay vào đó, Bộ Công Thương đề nghị Hiệp hội Thép cũng như các doanh nghiệp sản xuất thép lớn tại Việt Nam tìm giải pháp, xem xét các yếu tố liên quan đến nguyên liệu đầu vào; tiết giảm các chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm và có biện pháp tăng công suất sản xuất thép, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thép, tổ chức lại hệ thống phân phối hợp lý để ổn định nguồn cung, để đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước.
Nguồn: Vsi.gov.vn
IDC xin thông báo: Hiện tại website đang trong quá trình cập nhật nội dung cũng như hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật nên có nhiều thiếu sót. Vì vậy, quý đọc giả, doanh nghiệp và báo chí nếu có góp ý hãy liên hệ cho quản trị Website : Ông Lê Xuân Thọ - Chánh Văn phòng (Hotline: 0948020812)