Với mục tiêu đến năm 2025, nguyên vật liệu và phụ liệu phục vụ ngành da giày tại thị trường nội địa Việt Nam phát triển mạnh mẽ đạt tỷ lệ cung cấp trong nước của ngành công nghiệp ngành da giày là 75%-80%. Ngành công nghiệp hỗ trợ da giày hiện nay đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức.
Nhiều cơ hội lớn mặc sức ảnh hưởng của đại dịch Covid 19
Đại dịch Covid-19 có tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế và các chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung và đối với ngành da giày nói riêng. Tuy nhiên, công nghiệp hỗ trợ cho ngành da giày trên thực tế đã ghi nhận sự tăng trưởng rất mạnh mẽ. Việc kim ngạch xuất khẩu giày dép tại Việt Nam đang tăng nhanh chóng chính là một trong những động lực giúp cho ngành phát triển.
Hiện nay, ngành da giày của Việt Nam có thị trường rộng lớn, đã hiện diện ở 44 thị trường chủ yếu. Điển hình năm 2021, đã có hơn 20 thị trường đạt giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD, như Mỹ, Trung Quốc, Bỉ, Đức, Nhật Bản, Hà Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc… Quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 5,288 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo Niên giám Da giày thế giới năm 2021 vừa được công bố, lần đầu tiên, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về lượng xuất khẩu da giày, chiếm trên 10% thị phần giày xuất khẩu toàn cầu với khoảng 1,2 tỷ đôi giày trong năm 2020.
Tồn tại những điểm yếu của ngành công nghiệp hỗ trợ da giày
Theo các báo cáo, 78,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành giày dép là của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tại Việt Nam, mỗi năm nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp da giày nhập vào là khoảng 300 triệu đô la Mỹ.
Nguyên phụ liệu chiếm tới 68 – 75% trong cơ cấu giá thành sản phẩm giày dép, tuy nhiên tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm da giày của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chỉ đạt khoảng 40 – 45%. Theo báo cáo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 129 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nguyên, phụ liệu, điều đáng nói ở đây chỉ có khoảng 20 doanh nghiệp trong nước đủ sức cung ứng nguồn nguyên liệu cao cấp, điếu đó khiến cho các nhà sản xuất da, giày gặp nhiều khó khăn trong việc chủ động đơn hàng và nguồn nguyên liệu.
Bước đi phù hợp để phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành da giày
Đứng trước mục tiêu phát triển nguyên vật liệu và phụ liệu phục vụ ngành da giày, Việt Nam cần có sự đồng bộ cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút đầu tư từ những tập đoàn đa quốc gia; kết nối doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo chuyên gia về lĩnh vực da giày hiện nay, các doanh nghiệp trong ngành da giày cần lưu ý đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất, vì hiện nay, một lượng nguyên liệu lớn cho ngành vẫn phải nhập khẩu.
Theo đại diện Bộ Công Thương, ngành da giày hiện nay theo xu hướng thời trang thay đổi liên tục, do đó cần phát triển công nghiệp hỗ trợ da giày phù hợp với xu hướng. Bộ Công Thương sẽ có hỗ trợ chính sách, sự chủ động của doanh nghiệp tìm hiểu thông tin để hiện thực hóa hiệu quả các chính sách này rất cần thiết, nằm bắt kịp thời cơ hội từ các Hiệp định thương mại trong thời gian tới.
IDC xin thông báo: Hiện tại website đang trong quá trình cập nhật nội dung cũng như hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật nên có nhiều thiếu sót. Vì vậy, quý đọc giả, doanh nghiệp và báo chí nếu có góp ý hãy liên hệ cho quản trị Website : Ông Lê Xuân Thọ - Chánh Văn phòng (Hotline: 0948020812)