Điểm mới với sản phẩm dệt may tại thị trường Châu Âu

Châu Âu là quốc gia với khoảng 375 triệu người. Tuy vậy thị trường ở lại EU không hoàn toàn đồng nhất, 15 quốc gia trong EU với ngôn ngữ, phong tục tập quán, tôn giáo, khu vực địa lý, khí hậu, giới tính, tuổi tác, sở thích… khác nhau. Vì vậy dẫn đến việc sẽ có nhu cầu rất khác nhau về trang phục. 

Nhu cầu cơ bản về hàng may mặc ở thị trường Châu Âu

Mức sống của người dân ở đây tương đối đồng đều nên cạnh tranh về giá không hẳn là biện pháp tối ưu khi xâm nhập thị trường EU cũng như tiêu dùng của họ rất cao cấp và khắt khe về chất lượng độ an toàn. Vì vậy, giá cả cũng không phải là vấn đề quan trọng để quyết định đối với thị trường này. Thu nhập bình quân đầu người của người dân EU ở mức khá cao nên người tiêu dùng EU có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho những mặt hàng dệt may cao cấp với yêu cầu đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và khắt khe về chất lượng. Thị trường Châu Âu sử dụng những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng như: tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000. Bên cạnh đó, họ cũng đòi hỏi sản phẩm dệt may phải an toàn, không có một số hoá chất mà hiệp hội cấm sử dụng, không gây dị ứng cho người sử dụng.

Nỗ lực “xanh hóa” ngành dệt may vì lợi ích toàn cầu

Để đạt được tiêu chuẩn, quy định mới yêu cầu hàng dệt may vào thị trường châu Âu phải có tuổi thọ cao, có thể tái sử dụng và sửa chữa được. Các nhà sản xuất phải sử dụng sợi tái chế, không chứa chất độc hại, thân thiện với môi trường.

Về vấn đề này, nhiều doanh nghiệp dệt may trong những năm gần đây luôn không ngừng cố gắng. cơ cấu lại, đổi mới công nghệ và chú trọng vấn đề nguồn gốc nguyên liệu, đẩy mạnh sản xuất “xanh” để đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường cao cấp, trong đó có thị trường EU.

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, nhiều doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng ngành hàng dệt may gia công cho các nhãn hàng lớn trên thế giới đều phải tuân thủ những yêu cầu liên quan “xanh hóa” trong sản xuất.

Ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch VITAS cũng nhấn mạnh: ngành dệt may là xu thế toàn cầu mà các doanh nghiệp Việt Nam bắt buộc phải triển khai để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA).

IDC xin thông báo: Hiện tại website đang trong quá trình cập nhật nội dung cũng như hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật nên có nhiều thiếu sót. Vì vậy, quý đọc giả, doanh nghiệp và báo chí nếu có góp ý hãy liên hệ cho quản trị Website : Ông Lê Xuân Thọ - Chánh Văn phòng (Hotline: 0948020812)