Panasonic cắt giảm 1700 việc làm tại Nhật Bản và Singapore

Mới đây, phía Panasonic đã quyết định cắt bỏ hàng trăm công việc trong và ngoài nước trong quá trình tái cơ cấu trên diện rộng để đối phó với tình hình doanh thu mờ nhạt.

Panasonic đã sa thải khoảng 700 công nhân sau khi tuyên bố ngừng hoạt động sản xuất máy nén lạnh ở Singapore
Panasonic đã sa thải khoảng 700 công nhân sau khi tuyên bố ngừng hoạt động sản xuất máy nén lạnh ở Singapore

Theo như Tập đoàn công nghệ Panasonic có trụ sở tại Osaka tuyên bố: Họ sẽ ngừng sản xuất máy nén lạnh ở Singapore vào cuối tháng 9 năm 2022. Điều này sẽ ảnh hưởng đến 700 công nhân, tương đương một phần ba số lao động ở thành phố. Công suất sẽ được chuyển đến các nhà máy hiện có ở Malacca của Malaysia và Vô Tích của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, vào thứ Sáu, hơn 1.000 công nhân của tập đoàn đã nộp đơn tham gia chương trình hưu trí tự nguyện của Panasonic.

Các hoạt động cốt lõi của Panasonic xoay quanh sản xuất TV và các thiết bị điện tử tiêu dùng khác, nhưng tăng trưởng hiện đã bị đình trệ. Trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 3, doanh thu hợp của Panasonic đạt mức dưới 7 nghìn tỷ yên (63,2 tỷ USD) lần đầu tiên trong một phần tư thế kỷ. Biên lợi nhuận hoạt động của Panasonic trong năm đạt dưới 4%, trong khi các đối thủ như Sony đạt gần 11%. Trong thông báo hôm thứ Năm, Panasonic chia sẻ về “triển vọng kinh doanh toàn cầu đầy thách thức” và cho biết quyết định tại Singapore được đưa ra sau một “đánh giá chiến lược kinh doanh dài hạn đối với danh mục kinh doanh máy nén lạnh.”

Panasonic đã sản xuất máy nén lạnh tại Singapore từ năm 1972. Các bộ phận sản xuất chính tại các nhà máy trong nước của tập đoàn đã được chuyển từ Nhật Bản sang Singapore vào năm 2017 “để tăng hiệu quả hơn nữa”, theo nhu cầu của công ty cho biết vào thời điểm đó. Nhưng sau 4 năm, Panasonic đã buộc phải thay đổi chiến lược.

Quyết định này phản ánh những thay đổi đang diễn ra trong lĩnh vực ngành sản xuất của Singapore. Các yếu tố bao gồm chi phí lao động tăng cao đã khiến điều kiện sản xuất linh kiện và thành phẩm trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, chính phủ nước này cũng đang chuyển sang thu hút các ngành sản xuất hiện đại. Singapore sẽ tiếp tục được sử dụng làm cơ sở cho các chức năng nghiên cứu và phát triển của Panasonic. Thành phố cũng sẽ vẫn là trụ sở toàn cầu của ngành kinh doanh máy nén lạnh và tiếp tục là trụ sở chính tại Châu Á – Thái Bình Dương của Panasonic.

Tại Nhật Bản, Panasonic đã bắt đầu tiếp nhận đơn xin nghỉ hưu sớm từ tháng 7 đến tháng 8 năm nay. Chương trình này được hướng đến những nhân viên đã làm việc tại công ty từ 10 năm trở lên. Người nộp đơn sẽ có thể nhận được tiền hưu trú tương đương tối đa 50 tháng lương cơ bản. Theo nguyên tắc, những người nghỉ hưu tự nguyện sẽ rời công ty vào cuối tháng. Số nhân viên xin nghỉ hiện chiếm hơn 1% tổng lực lượng lao động của Panasonic tại Nhật Bản.

Ngày 17 tháng 9, Panasonic thông báo rằng họ đã hoàn tất thương vụ mua lại công ty phần mềm Blue Yonder của Mỹ trị giá khoảng 7 tỷ USD. Tập đoàn Nhật Bản đang cố gắng bù đắp khoảng thời gian đã mất trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của mình bằng cách tìm về các nền tảng công nghệ cần thiết.

Panasonic sẽ chuyển đổi thành một công ty mẹ khi năm tài chính mới bắt đầu vào tháng 4 năm 2022. Các đơn vị điều hành sẽ được phép thiết lập thang lương và sắp xếp nhân sự của riêng mình, vốn đã được thống nhất cho đến nay. Tiền lương sẽ phụ thuộc một phần vào mức lương trên thị trường, có nghĩa là một số nhân viên có thể bị cắt giảm lương.

IDC xin thông báo: Hiện tại website đang trong quá trình cập nhật nội dung cũng như hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật nên có nhiều thiếu sót. Vì vậy, quý đọc giả, doanh nghiệp và báo chí nếu có góp ý hãy liên hệ cho quản trị Website : Ông Lê Xuân Thọ - Chánh Văn phòng (Hotline: 0948020812)