TP. Hồ Chí Minh từng bước phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

UBND TP.HCM đã có nhiều động thái  về chính sách và cơ chế để hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN) trong thời gian vừa qua, nhằm khai thác tối đa tiềm năng để hình thành nền công nghiệp hỗ trợ theo hướng hiện đại và mang lại hiệu quả kinh tế trong thời gian tới.

Ông Phạm Thành Kiên – Giám đốc sở Công Thương Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho biết, nhằm giúp các DN phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ nhanh chóng và bền vững, hiện tại UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi tối đa cho các doanh nghiệp về vốn, công nghệ, mặt bằng, kết nối hợp tác đầu tư….

Cụ thể, theo Nghị quyết số 16/2018/NQ-HĐND ban hành ngày 08/10/2018 của HĐND TP. Hồ Chí Minh ban hành Quy định về kích cầu đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018-2020 thì các DN công nghiệp hỗ trợ được hỗ trợ lãi vay trong thời gian 7 năm, mức vốn vay tối đa là 200 tỷ đồng/dự án để đầu tư nhà xưởng, công nghệ sản xuất mới. Đến nay Sở Công Thương đã hỗ trợ hơn 30 DN tham gia trình kích cầu đầu tư, tiếp nhận 16 hồ sơ dự án, thẩm định 9 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 943 tỷ đồng, trong đó 2 dự án đã được chính quyền thành phố phê duyệt gần 222 tỷ đồng tổng vốn đầu tư.

Sản xuất thiết bị y tế phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tại Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh là một trong những lĩnh vực được hỗ trợ từ chính sách kích cầu đầu tư của thành phố
Sản xuất thiết bị y tế phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tại Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh là một trong những lĩnh vực được hỗ trợ từ chính sách kích cầu đầu tư của thành phố

Là một trong những Doanh nghiệp được tham dự chương trình kích cầu đối với ngành công nghiệp hỗ trợ của TP. Hồ Chí Minh theo Quyết định số 15/2017/QÐ-UBND – Công ty Công ty CP Sản xuất nhựa Duy Tân cho biết: công ty đã đầu tưxây dựng xưởng sản xuất khuôn chính xác tại xưởng Cơ khí mẫu và chế tạo máy với diện tích 5.000 m2 ở Khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân từ sự hỗ trợ của chương trình kích cầu. Sản phẩm chủ lực sẽ gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu trong thời gian sắp tới của TP. Hồ Chí Minh là sản phẩm do nhà máy sản xuất .

Hiện tại chương trình kích cầu đầu tư để mở rộng sản xuất, đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ trong ngành cơ khí, một số DN công nghiệp hỗ trợ hiện đã tham gia vào chuỗi sản xuất sản phẩm, trở thành nhà cung ứng cấp 1, cấp 2 để cung ứng linh kiện nhựa kỹ thuật, bao bì, khuôn mẫu… cho sản phẩm hoàn chỉnh của ngành điện tử, ô tô của các DN, tập đoàn FDI. Chẳng hạn như Công ty Vĩnh Phát Motor, Công ty TNHH Deahan Motor hiện đã trở thành DN sản xuất sản phẩm đầu cuối, tham gia cung ứng thiết bị cho các tập đoàn sản xuất công nghiệp trong và ngoài nước

 Gần đây chính quyền TP. Hồ Chí Minh bám sát điều chỉnh nhiều giải pháp để phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp với thực trạng đang có của các DN, nhất là các DN nhỏ và vừatheo phản hồi của các DN công nghiệp hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh. Ví dụ, để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm gia công, lắp ráp và giảm nhập khẩu, đề án Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020 đang thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư cho ngành công nghiệp hỗ trợ. Tổ chức kết nối cung cầu sản phẩm cho DN, TP. Hồ Chí Minh đã và đang triển khai xây dựng phân khu công nghiệp hỗ trợ trong Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh, Khu công nghiệp Hiệp Phước (giai đoạn 2), huyện Nhà Bè, thành lập Trung tâm Trưng bày sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, lập cổng cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ để làm nơi giao dịch, trưng bày sản phẩm cho DN công nghiệp hỗ trợ, đồng hành với việc hỗ trợ về vốn, công nghệ.

Phó Giám đốc trung tâm Phát triển công nghiệp hỗ trợ – Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minhbà Lê Nguyễn Duy Oanhcho biết, trong năm nay ngành Công thương thành phố sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực và kết nối, hỗ trợ cho các DN hơn nữa như Tổ chức diễn đàn kết nối giao thương với DN nước ngoài, các công ty FDI; Ngày hội tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2019; Tổ chức Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ năm 2019; Tăng cường quảng bá năng lực cung ứng của DN sản xuất công nghiệp hỗ trợ với các đối tác cả trong và ngoài nước. Để ngành công nghiệp hỗ trợ của thành phố phát triển nhanh và hiệu quả, chương trình “Phát triển nhà cung cấp đầu tiên” kết nối với các DN đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, EU… để các DN thuộc FDI chọn ra các nhà cung ứng tiềm năng để hợp tác làm nhà cung ứng sản phẩm trong chuỗi giá trị toàn cầu là những hoạt động đang được gấp rút triển khai.

Hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh, đã có 56 sản phẩm của 36 DN tham gia chương trình đã được cấp giấy chứng nhận là sản phẩm công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ tiêu biểu. Trong đó, ngành cơ khí – điện có 21 sản phẩm; ngành cao su – nhựa có 12 sản phẩm; ngành điện tử – công nghệ thông tin 1 sản phẩm; ngành chế biến lương thực – thực phẩm 12 sản phẩm; ngành dệt may 6 sản phẩm và da giày có 4 sản phẩm.

Ông Nguyễn Phương Đông Phó giám đốc Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh cho rằng, việc công bố sản phẩm công nghiệp tiêu biểu không chỉ là từng bước xây dựng, hình thành danh mục các sản phẩm công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ tiêu biểu để làm cơ sở cho các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ trong thời gian tới, mà còn là sự tôn vinh các sản phẩm, nhóm sản phẩm công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.

BQT Trung tâm IDC

IDC xin thông báo: Hiện tại website đang trong quá trình cập nhật nội dung cũng như hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật nên có nhiều thiếu sót. Vì vậy, quý đọc giả, doanh nghiệp và báo chí nếu có góp ý hãy liên hệ cho quản trị Website : Ông Lê Xuân Thọ - Chánh Văn phòng (Hotline: 0948020812)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *