Xu hướng và giải pháp xanh hóa ngành công nghiệp dệt may tại Việt Nam

Việc phát triển ngành công nghiệp xanh đang đối mặt với nhiều áp lực khi tình trạng biến đổi khí hậu do ô nhiễm môi trường diễn ra ngày càng nhiều cùng với sự phát triển lớn mạnh của khoa học công nghệ. “Xanh hóa” ngành công nghiệp hiện đang là một xu hướng toàn cầu. Trong đó, sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam cũng đang hướng tới xanh hóa bền vững.

Với vai trò là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, ngành dệt may đã cung cấp việc làm cho đến 3 triệu người lao động và vẫn đang trên đà tăng trưởng tốt, xuất khẩu năm 2021 tăng 11,2% so với 2020 và tăng 0,3% so với 2019 ở mức 39 tỷ USD, và đặt mục tiêu năm 2022 xuất khẩu đạt 43,5 tỷ USD. Hiện nay, 70% các doanh nghiệp trong ngành là doanh nghiệp may, 17% là doanh nghiệp dệt, 6% là doanh nghiệp sợi, 3% là doanh nghiệp nhuộm và hoàn tất, chỉ có 3% là doanh nghiệp phụ trợ. Trong các doanh nghiệp may thì 85% là may gia công CMT (là cắt – may – làm sạch) và chỉ 15% là FOB (là doanh nghiệp tự chủ nguồn hàng, nhân công, chi phí, máy móc, đến khi hàng được chuyển ra ngoài cảng biển).

Trong xu hướng “xanh hóa” như hiện nay, ngành dệt may cần phải phát triển theo hướng trở thành ngành công nghiệp xanh. Ngành hướng đến chuyển đổi xanh theo chiến lược: tiếp cận với chuỗi cung ứng xanh, các nguồn tài nguyên phải được sử dụng có hiệu quả và bền vững, qua đó giảm thiểu chi phí sản xuất; bên cạnh đó chi phí cho khai thác tài nguyên (năng lượng, nguyên liệu, hóa chất và nước) và chất thải vào môi trường cũng cần giảm, áp dụng sản xuất sạch; để loại bỏ chất gây quan ngại và phát thải vi sợi, cộng sinh công nghiệp tạo ra nền kinh tế dệt may tuần hoàn; chuyển đổi cách thức thiết kế, bán và sử dụng quần áo, thu gom, tái sản xuất để giảm thải ra tự nhiên, nâng cao khả năng tái chế; chuyển hướng sử dụng nguyên liệu tái tạo. Trong toàn bộ quá trình sản xuất có thể thiết kế sản phẩm xanh và nhãn sinh thái, bắt đầu từ việc sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên như sợi hữu cơ, thuốc nhuộm tự nhiên và vật liệu tái chế, loại bỏ các hóa chất độc hại; kho vận xanh cần được phát triển để vận chuyển và lưu trữ nguyên liệu, sản phẩm với chi phí thấp nhất nhưng vẫn phải duy trì các tiêu chuẩn và giảm tác động đến môi trường, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất.

Để bắt kịp với xu hướng, các doanh nghiệp dệt may cần nâng cao công nghệ, máy móc; tập trung xây dựng khu công nghiệp xanh, có đầy đủ hệ thống xử lý nước thải, bảo vệ môi trường,… Nhà nước cần đẩy mạnh truyền thông, tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật giúp chuẩn hóa ngành dệt may và nhân rộng mô hình chuyển đổi xanh, hỗ trợ tiếp cận vốn cho các dự án đầu tư xanh, tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm xây dựng và cập nhật thường xuyên các tiêu chuẩn và định mức cho các doanh nghiệp sản xuất ngành dệt may, tăng cường triển khai kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Nâng cao vai trò của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) trong phối hợp với các tổ chức quốc tế để xây dựng các dự án hướng đến mục tiêu xanh hóa ngành dệt may.

IDC xin thông báo: Hiện tại website đang trong quá trình cập nhật nội dung cũng như hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật nên có nhiều thiếu sót. Vì vậy, quý đọc giả, doanh nghiệp và báo chí nếu có góp ý hãy liên hệ cho quản trị Website : Ông Lê Xuân Thọ - Chánh Văn phòng (Hotline: 0948020812)