Đơn hàng dồn dập đến hết năm nhưng vẫn không làm doanh nghiệp sản xuất hết lo

Đơn hàng tấp nập trở lại doanh nghiệp “hồng hào” hơn nhưng vẫn không khỏi lo lắng tìm kiếm lao động

Công nhân của Công ty CP May Sài Gòn 3 trở lại làm việc từ ngày 8/2. Công nhân với số lượng hơn 1.300 đang ráo riết chuẩn bị các đơn hàng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Trước Tết Nguyên đán, công ty này đã nhận được nhiều đơn hàng giá trị xuất sang EU, Mỹ và nhiều thị trường khác.

Bước sang năm 2022, theo Tổng cục Thống kê, tháng 1/2022, cả nước có 13.000 doanh nghiệp thành lập mới; tăng 22,6% về vốn đăng ký so với tháng trước tăng 15,9% về số doanh nghiệp. Tăng 28,9% về số doanh nghiệp , tăng 24% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước

Đơn hàng kín đến hết năm

Ông Thân Đức Việt Tổng giám đốc Công ty May 10 cho biết doanh nghiệp thường chỉ nhận đơn hàng trước 3 tháng, nhưng năm nay đã kín đơn đến hết quý II. Riêng với những sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp là vest và sơ mi, doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết quý III, thậm chí một số khách hàng đặt trước cho cả năm.

Đối với ngành da giày, kim ngạch xuất khẩu đạt 390,3 triệu USD với mặt hàng túi xách, ô dù ngoài ra gần 2 tỷ USD cho mặt hàng giày, dép. Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam cũng cho biết đơn hàng xuất khẩu ít nhất đã có đến hết quý II, đặc biệt là khu vực phía Nam.

Hiện nay đa số các doanh nghiệp tại TP.HCM đã khôi phục hoạt động sản xuất. Trong đó, khu chế xuất đang hoạt động với 99,7% công suất, còn tất cả doanh nghiệp trong khu công nghệ cao đạt công suất 100%.

Nỗi lo hiện hữu

Với Tổng công ty May 10 – CTCP, đơn hàng dồi dào, sản xuất sôi nổi tuy nhiên doanh nghiệp dệt may trong nước vẫn đang rất lo lắng. Ngoài nỗi lo doanh thu sụt giảm do phải chuyển đổi sang sản xuất mặt hàng dệt kim để bù đắp sự thiếu hụt của mặt hàng truyền thống như sơ mi, veston, quần âu May 10 còn đang rất khó tuyển bổ sung thêm lao động để hoàn thành các đơn hàng cho cả năm.

Trên thực tế cho thấy, do không có đơn hàng, một số doanh nghiệp phải dừng sản xuất khiến lao động mất hoặc bỏ việc do thu nhập không bảo đảm cuộc sống thiếu lao động đang là nỗi lo lớn của doanh nghiệp dệt may.Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, lượng đơn hàng dồi dào hơn thì doanh nghiệp lại không tuyển đủ lao động.

Giải pháp tạm thời đang được doanh nghiệp dệt may trong nước thực hiện là tuyển dụng lao động tay nghề thấp, thậm chí không có tay nghề để vừa sản xuất, vừa đào tạo nhằm giải quyết các đơn hàng. Nguyên nhân, một phần người lao động sau khi nghỉ việc đã tìm được công việc mới ở địa phương. Một số dự án mới, khu công nghiệp mới cũng đã hút đáng kể số lượng lao động

Ông Cao Hữu Hiếu, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho rằng, trong thời điểm hiện tại ngành dệt may đang có cơ hội hồi phục sản xuất sự ổn định của lao động rất quan trọng với sự sống còn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong ngành cần tiếp tục thực hiện kết hợp nhiều biện pháp giữ chân người lao động. Trong đó, bảo đảm công việc ổn định, duy trì lương, thưởng và các quyền lợi về bảo hiểm y tế đầy đủ, không nợ lương, thưởng… là giải pháp tiên quyết.

Dù phải đối mặt với nhiều thách thức, tuy nhiên xuất khẩu tăng trưởng liên tục qua các tháng là dấu hiệu tốt. Tuy vậy, Hiệp hội Dệt may vẫn khuyến cáo doanh nghiệp dệt may trong nước không được chủ quan, cần bám sát thay đổi của thị trường, tăng cường tìm kiếm đơn hàng mới. Song song với đó, nỗ lực hướng sản xuất tới phát triển bền vững bằng cách sử dụng các giải pháp xanh.

IDC xin thông báo: Hiện tại website đang trong quá trình cập nhật nội dung cũng như hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật nên có nhiều thiếu sót. Vì vậy, quý đọc giả, doanh nghiệp và báo chí nếu có góp ý hãy liên hệ cho quản trị Website : Ông Lê Xuân Thọ - Chánh Văn phòng (Hotline: 0948020812)