Với tình hiện hiện tại sau khi TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam mở cửa nền kinh tế trở lại, các doanh nghiệp trong ngành sản xuất cần nhiều lao động sẽ phải đối mặt với thách thức thiếu nhân công, bởi rất khó để có thể huy động lượng lao động đã nghỉ việc quay trở lại nhà máy.
Với tình hình hiện tại sau khi TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam mở cửa nền kinh tế trở lại, các doanh nghiệp trong ngành sản xuất cần nhiều lao động sẽ phải đối mặt với thách thức thiếu nhân công, bởi rất khó để có thể huy động lượng lao động đã nghỉ việc quay trở lại nhà máy.
Người lao động có thể vẫn mang tâm lý lo ngại dịch bệnh còn phức tạp. Ngoài ra, họ cũng nhận thấy dịp Tết Nguyên đán cũng đến gần, nên có thể chọn giải pháp làm công việc thời vụ hoặc tìm việc làm ở quê cho đến hết năm chờ dịch bệnh ổn định.
Công ty cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (Dệt may Thành Công) là một ví dụ điển hình phải đối mặt với bài toán thiếu lao động. Tính toán về khả năng thiếu hụt nhân công, ngay khi cơ quan chức năng yêu cầu hoạt động theo mô hình 3 tại chỗ (hoặc 1 cung đường, 2 điểm đến), Dệt may Thành Công đã có chính sách giữ nhân sự.
Cụ thể, Công ty hỗ trợ 70% lương cho cán bộ và công nhân viên trong khu vực bị cách ly, phong tỏa; hỗ trợ 500.000 đồng/người cho những cán bộ, công nhân viên tình nguyện ở lại làm việc để mua vật dụng cá nhân và 2 triệu đồng/người/tháng trong thời gian làm việc…
Mặc dù vậy, lãnh đạo công ty Dệt may Thành Công dự tính, khi hoạt động sản xuất, kinh doanh được mở rộng trở lại, có thể họ chỉ huy động được tối đa 80% tổng số lao động so với thời điểm trước tháng 6 năm nay. Trong khi, lượng đơn hàng dồn lại vào những tháng cuối năm có thể tăng cao, cần huy động tối đa nhân lực.
Với những công ty đã nhận đủ đơn hàng cho cả năm, thậm chí là quý đầu năm sau, sự thiếu hụt lao động sẽ là áp lực rất lớn, ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp chọn cách “ngủ đông” trong thời gian qua, không có điều kiện hỗ trợ người lao động, việc tuyển dụng để bằng khoảng 50% so với giai đoạn trước khi giãn cách sẽ rất khó.
Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT U&I Group đánh giá về khả năng phục hồi của nền kinh tế vào khoảng 60 – 70% vào cuối năm sau, tuy nhiên khả năng tuyển lại nhân sự gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, nếu các nhà máy vẫn tiếp tục cách làm cũ, không thay đổi về mặt công nghệ thì sẽ ảnh hưởng đến việc phục hồi.
Nguồn: Vsi.gov.vn
IDC xin thông báo: Hiện tại website đang trong quá trình cập nhật nội dung cũng như hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật nên có nhiều thiếu sót. Vì vậy, quý đọc giả, doanh nghiệp và báo chí nếu có góp ý hãy liên hệ cho quản trị Website : Ông Lê Xuân Thọ - Chánh Văn phòng (Hotline: 0948020812)