Doanh nghiệp ngành dệt may sản xuất khó khăn trong giãn cách

Sản xuất trong tình hình giãn cách khiến doanh nghiệp dệt may gặp nhiều khó khăn cũng như việc sản xuất kém hiệu quả thì tiêm vaccine phòng Covid-19 là một giải pháp tối ưu trong tình hình hiện nay để thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh.

Doanh nghiệp dệt may gặp khó khăn khi sản xuất trong giãn cách
Doanh nghiệp dệt may gặp khó khăn khi sản xuất trong giãn cách

Tình cảnh gắng gượng sản xuất trong một thời gian dài vì giãn cách khiến nhiều doanh nghiệp dệt may mệt mỏi. Trong những đợt dịch trước, các doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) không có ai bị mắc bệnh. Tuy nhiên đến đợt dịch thứ tư này đã xuất hiện F0 ở doanh nghiệp tại Bắc Ninh và Đà Nẵng khiến cho doanh nghiệp ở đó buộc phải dừng sản xuất, có thể dẫn tới chậm giao hàng. Việc này dù là ảnh hưởng của yếu tố khách quan thì để giảm thiểu thiệt hại cho cả bên mua và bên bán cần được thương lượng kỹ giữa bên mua và bên bán. Ví dụ như khi sản xuất bị chậm, doanh nghiệp phải thay đổi vận chuyển từ đường thủy thành đường hàng không thì doanh nghiệp sẽ lỗ đơn hàng đó.

Như vậy, trong tình trạng hiện nay, để có đủ nguồn lao động phục vụ việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giải pháp tối ưu là tiêm vaccine để tiến tới đạt miễn dịch cộng đồng.

Đối với Vinatex có 150.000 người lao động, theo tính toán sẽ cần khoảng 300.000 liều vaccine. Nếu tính cả người nhà của người lao động thì Vinatex cần hơn 1 triệu liều vaccine. Hiện nay, Nhà nước đã đồng ý hạch toán chi phí mua vaccine vào chi phí sản xuất. Doanh nghiệp có thể đảm bảo chi trả mua vaccine cho người lao động bằng cách tiết kiệm, giảm các hoạt động khác. Đại diện các doanh nghiệp đều nhất trí nếu thiếu vaccine, không đạt được miễn dịch cộng đồng, cả lãnh đạo và người lao động đều bị căng thẳng khi tổ chức sản xuất trong tình trạng giãn cách, không đủ công suất, năng suất kém vì sử dụng lao động ít hơn.

Do thiếu lao động trầm trọng, sản xuất không đạt hiệu quả cao do tỷ lệ máy hoạt động thấp nên Công ty cổ phần May Đáp Cầu phải dừng sản xuất đối với nhà máy ở Thị Cầu, Đáp Cầu từ ngày 18/5, và đối với nhà máy ở Yên Phong, Bắc Ninh thì từ 2/6. Doanh nghiệp đang thương lượng với khách hàng về việc giãn thời gian giao hàng, khách hàng thông cảm nhưng giãn không được lâu, quần áo là mặt hàng thời vụ, không thể hàng của mùa này chuyển sang mùa khác được. Doanh nghiệp dự tính trường hợp nhanh là cuối tháng 6/2021 tình hình dịch yên ổn, bắt tay vào sản xuất lại thì doanh nghiệp mới có thể trụ lại được, nếu không có khả năng đứng trước nguy cơ phá sản.

Nguồn: Vsi.gov.vn

IDC xin thông báo: Hiện tại website đang trong quá trình cập nhật nội dung cũng như hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật nên có nhiều thiếu sót. Vì vậy, quý đọc giả, doanh nghiệp và báo chí nếu có góp ý hãy liên hệ cho quản trị Website : Ông Lê Xuân Thọ - Chánh Văn phòng (Hotline: 0948020812)