Đẩy nhanh tiến trình tiêm vaccine – Giải pháp cho ngành CNHT trước nguy cơ tụt hậu trong mùa dịch Covid -19

Cơn bão dịch Covid -19 đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan nhanh tại các tỉnh thành phố trên toàn quốc đặc biệt tại các khu công nghiệp trọng điểm như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc,… Tình trạng này sẽ kéo dài và tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp CNHT trên địa bàn nếu Chính phủ và các doanh nghiệp không đẩy nhanh tiến trình tiêm chủng cho người lao động.

Đẩy mạnh tiêm vaccine cho người lao động
Đẩy mạnh tiêm vaccine cho người lao động

Mới đây 11 Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam có thâm dụng lao động cao đại diện cho nhiều lĩnh vực khác nhau như da giày, điện tử, nhựa, gỗ và lâm sản đã thống nhất đề xuất chiến lược vaccine trong đó nhấn mạnh đến giải pháp 3 ưu tiên và 2 phương thức. Theo đó ngoài mức độ ưu tiên đặc biệt cho 9 nhóm tuyến đầu chống dịch thì các Hiệp hội đề xuất là có thể tiêm vaccine theo nguyên tắc quản lý rủi ro cả theo nguy cơ mắc bệnh và nguy cơ kinh tế ở các khu công nghiệp và nhà máy. Còn 2 phương thức tiêm là miễn phí và xã hội hóa, nhiều ý kiến cho rằng sự tham gia của khối tư nhân trong việc đẩy nhanh quá trình tiêm vaccine sẽ giúp không chỉ tháo gỡ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước mà còn tránh được nguy cơ nền kinh tế Việt Nam có thể bị tụt hậu nếu không triển khai chương trình tiêm chủng đại trà với tốc độ nhanh và quy mô lớn.

Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp đang vô cùng sốt sắng chờ vaccine để có thể ổn định lại sản xuất. Đại diện Hiệp hội Điện tử Việt Nam và Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ cho hay ngành điện tử, công nghiệp hỗ trợ phải đối mặt nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất khi dịch bệnh đánh thẳng vào các trung tâm đầu não công nghiệp như Bắc Giang, Bắc Ninh. Hiệp hội dệt may Việt Nam tính toán nếu mỗi doanh nghiệp tự bỏ kinh phí ra mua vaccine tiêm phòng cho người lao động thì chi phí này còn rẻ hơn rất nhiều so với thiệt hại do dịch Covid -19 gây ra. Việc xuất hiện nhiều ca nhiễm buộc doanh nghiệp phải dừng sản xuất, đơn hàng nhiều trong khi tỷ lệ tiêm vác xin còn thấp cũng mang đến rủi ro cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp dệt may có đơn hàng đến hết năm nay tuy nhiên việc này được nhận định như một con dao hai lưỡi. Doanh nghiệp nhận được rất nhiều đơn hàng nhưng lại bị phong tỏa, nhà máy bị dãn cách nên ko thể thực hiện được đơn hàng và bị phạt. Hơn nữa năm nay đơn hàng mất uy tín thì năm sau có khả năng khách hàng sẽ chuyển sang các nước khác an toàn, được tiêm vắc xin tốt hơn.

Hướng đến giải pháp cho tình thế hiện nay khối tư nhân, các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với chính phủ trong nỗ lực mua và tiêm vaccine để đảm bảo an toàn mức cao nhất đối với hoạt động sản xuất, duy trì đời sống kinh tế xã hội ổn định. Cụ thể, giải pháp trước tiên là vận động kênh của chính phủ để tạo ra được một cơ chế rõ ràng, thứ 2 là liên kết lại cùng các liên minh các hiệp hội trong và ngoài nước đặc biệt là Hoa Kỳ nơi tập hợp hơn 1000 doanh nghiệp cũng như rất nhiều FDI đang đầu tư tại Việt Nam để vận động các bên hỗ trợ Việt Nam tiếp cận vaccine.

Giải pháp cho nguồn cung và kinh phí vắc xin, một số doanh nghiệp đề xuất các doanh nghiệp FDI sản xuất dược hay các doanh nghiệp sản xuất vaccine đang hoạt động tại Việt Nam có thể tác động công ty mẹ ưu tiên nguồn cung và giá vaccine cho Việt Nam. Ở cấp độ cao hơn là tác động tới chính phủ của mình để có chính sách ưu đãi. Về kinh phí mua vắc xin, tùy khả năng của doanh nghiệp có thể mua ở 2 mức: mức sàn là doanh nghiệp tự mua vaccine tiêm cho người lao động,  mức cao hơn doanh nghiệp có thể thực hiện mức sàn cộng với khoản đóng góp vào quỹ vắc xin phòng chống Covid -19 mới được Chính phủ thành lập.

Theo Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam EuroCharm 79% doanh nghiệp được nên tham gia hỗ trợ cùng Chính phủ để nhân viên của họ được tiêm chủng. Chủ tịch EuroCharm cũng nhận định có một vài cách để khu vực tư nhân có thể hợp tác với chính phủ trong việc đẩy nhanh tiến trình tiêm vaccine tại Việt Nam. Rõ ràng hiện nay chính phủ đã có những thỏa thuận với các nhà cung cấp tuy nhiên từ góc độ mối quan hệ của các doanh nghiệp FDI cũng có thể liên hệ với các nguồn vaccine để đẩy nhanh tốc độ, gia tăng nguồn cung cho quá trình này.

Nguồn: Vsi.gov.vn

IDC xin thông báo: Hiện tại website đang trong quá trình cập nhật nội dung cũng như hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật nên có nhiều thiếu sót. Vì vậy, quý đọc giả, doanh nghiệp và báo chí nếu có góp ý hãy liên hệ cho quản trị Website : Ông Lê Xuân Thọ - Chánh Văn phòng (Hotline: 0948020812)